
Nhổ răng đã lấy tủy có đau không? Là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc trước khi đi nhổ răng đã lấy tủy. Sau lấy tủy một thời gian dài răng có thể gãy, vỡ không thể phục hồi và bạn muốn nhổ bỏ. Tuy nhiên, lại sợ nhổ răng đã lấy tủy sẽ đau nên rất do dự đi khám nha khoa.
Tóm Tắt Nội Dung
- Nhổ răng đã lấy tủy có đau không?
- Nhổ răng đã lấy tủy có đau không phụ thuộc vào kỹ năng chuyên môn của bác sĩ
- Nhổ răng đã lấy tủy có đau không phụ thuộc vào trang thiết bị, công nghệ tại phòng khám nha khoa
- 3 điều cần biết khi nhổ răng đã lấy tủy
- Nhổ răng đã lấy tủy? Tại sao phải nhổ? Nguyên nhân phải nhổ răng đã lấy tủy?
- Tóm lại nhổ răng đã lấy tủy có đau không?
Nhổ răng đã lấy tủy có đau không?
Nhổ răng đã lấy tủy có đau không? Trả lời một cách chi tiết. Nhìn chung, nhổ răng đã lấy tủy là hoàn toàn không đau nhức hoặc gây quá nhiều nguy hiểm cho bạn. Bạn đừng quá lo lắng, vì đây chỉ là một thủ thuật tiểu phẫu (cuộc phẫu thuật nhỏ) có kĩ thuật rất đơn giản trong các thủ thuật nha khoa.
Nhổ răng nhằm loại bỏ (nhổ đi) những chiếc răng bị vỡ, không có khả năng phục hồi lại được, giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng chân răng gây tiêu xương, viêm nướu, nhồi nhét thức ăn,….bảo vệ sức răng miệng tốt hơn.
Nhổ răng đã lấy tủy là một tiểu phẫu không mấy phức tạp trong nha khoa. Khi Bác Sĩ thực hiện đúng các quy trình kĩ thuật của nhổ răng thông thường sẽ không gây đau nhức, khó chịu nào cho bạn.

Một số bạn nghĩ rằng việc lấy tủy răng là đã lấy mất thần kinh, cảm giác của răng rồi. Nên khi nhổ sẽ không đau nữa. Tuy nhiên điều này lại là suy nghĩ hoàn toàn không chính xác. Bạn đọc theo dõi bài viết "nhổ răng đã lấy tủy có đau không?" dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Răng đã lấy tủy (đã nội nha) nghĩa là chỉ lấy đi phần thần kinh và mạch máu bên trong răng. Còn phần răng vẫn kết nối với xương hàm và dính với nướu. Do đó mọi tác động (lắc, nạy, va đập,...) lên răng thì bạn vẫn thấy đau như bình thường. Để không đau khi nhổ răng thì Bác sĩ nha khoa sẽ phải gây tê loại bỏ cảm giác đau.
Đọc thấy “vẫn đau” thì chắc hẳn nhiều bạn ngại và không muốn đi nhổ răng đã hư hỏng. Thực tế, quá trình nhổ răng đã lấy tủy có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố chính sau:
- Thứ nhất là kỹ năng chuyên môn (kinh nghiệm lâm sàng – tay nghề tốt) của bác sĩ thực hiện điều trị nhổ răng.
- Thứ hai là kỹ thuật nhổ và công nghệ, trang thiết bị tại phòng khám nha khoa phục vụ cho việc nhổ răng đầy đủ.
Nhổ răng đã lấy tủy có đau không phụ thuộc vào kỹ năng chuyên môn của bác sĩ
Nhổ răng đã lấy tủy có đau không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Mặc dù đây là thủ thuật nhổ răng đơn giản, nhưng để diễn ra nhanh chóng và an toàn. Nhổ răng không gây đau nhức chỉ khi bạn được thực hiện nhổ răng bởi bác sĩ nha khoa có tay nghề giỏi và nhiều kinh nghiệm.

Trái lại, nếu bác sĩ nha khoa điều trị, tiến hành nhổ răng cho bạn ít kinh nghiệm, thì có thể khó có cuộc nhổ răng diễn ra nhanh chóng và thoải mái. Và điều đó có thể gây tổn thương đến xương, mô nướu,… trong quá trình nhổ răng. Dẫn đến tình trạng khó chịu, thậm chí chảy máu và đau nhức kéo dài trong và sau nhổ răng.
Trình độ chuyên môn (tay nghề) và kinh nghiệm lâm sàng lâu năm của bác sĩ nha khoa khi nhổ răng có thể là yếu tố ảnh hưởng nhất đến “nhổ răng đã lấy tủy có đau không“.
Nhổ răng đã lấy tủy có đau không phụ thuộc vào trang thiết bị, công nghệ tại phòng khám nha khoa
Nhổ răng đã lấy tủy có đau không cũng phụ thuộc vào những thiết bị, dụng cụ tại phòng khám nha khoa chất lượng. Quy trình nhổ răng thông thường của nhổ răng đã lấy tủy như sau:
- Bước 1: Thăm khám cẩn thận đánh giá răng cần nhổ để có kế hoạch nhổ răng ít tổn thương nhất. Chụp X-Quang tại chỗ răng cần nhổ để khảo sát cấu trúc răng, xương hàm vị trí răng đã lấy tủy cần nhổ.
- Bước 2: Thực hiện sát khuẩn tại chỗ đảm bảo khoang miệng sạch sẽ và đặc biệt vùng cần nhổ răng được sát khuẩn kỹ lưỡng.
- Bước 3: Gây tê không đau: tê bôi bề mặt trước khi tiêm tê giúp bạn hoàn toàn thoải mái, không hề đau khi tiêm thuốc tê.
- Bước 4: Tiến hành nhổ răng an toàn và không đau với bộ dụng cụ chuyên biệt, hoàn toàn vô trùng. Quá trình thao tác nhẹ nhàng, chuyên nghiệp.
- Bước 5: Đánh giá răng đã được lấy ra hết tất cả các chân, mảnh vỡ, mô viêm,… Có thể khâu đóng ổ răng sau khi nhổ. Bác sĩ hướng dẫn chi tiết và rõ ràng về cách chăm sóc sau nhổ răng. Theo dõi đánh giá sau khoảng 1 tuần lành thương.

Để quy trình được thực hiện đúng và đầy đủ đòi hỏi phòng khám nha khoa phải trang bị tốt các dụng cụ nha khoa cần thiết trong quá trình nhổ răng. Một số dụng cụ như:
- Tê bôi là cần thiết trước khi tiêm tê
- Máy x-quang khảo sát chân răng trươc khi nhổ
- Hệ thống máy khoan, cắt răng siêu âm (máy siêu âm Piezotome – chống ồn, rung, hạn chế tổn thương mô mềm) sẽ tạo cảm giác thoải mái cho bạn hơn.
- Kiềm và kẹp, nạy sử dụng khi nhổ cũng nên đạt tiêu chuẩn để thực hiện nhổ răng an toàn, chính xác và nhanh chóng,…

Hiện nay rất nhiều phòng khám nha khoa được trang bị nhiều máy móc, rất thuận tiện cho bạn lựa chọn nhổ bỏ răng hư hỏng một cách nhanh chóng. Quá trình thực hiện nhổ răng bằng công nghệ cao, hiện đại, cùng với áp dụng kĩ thuật gây tê không đau thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Cả trước, trong và sau quá trình nhổ răng sẽ không hề gây đau nhức và khó chịu gì.
Xem thêm: Nha Khoa Uy Tín, Nha Khoa Hoàng Yến
Nếu quá trình nhổ răng được thực hiện bằng đầy đủ dụng cụ và kỹ thuật Bác sĩ giỏi thì sẽ hoàn toàn không đau.
3 điều cần biết khi nhổ răng đã lấy tủy
Răng đã lấy tủy có thể tồn tại bao lâu?
Theo các Bác sĩ nha khoa đầu ngành cho biết: thông thường, một chiếc răng đã được lấy tủy sẽ không tồn tại lâu hơn như một chiếc răng bình thường (răng chưa lấy tủy).
Nếu răng đã lấy tủy được phục hồi tốt thì có thể tồn tại được một thời gian lâu dài cho đến khi gãy, vớ không thể tái tạo được. Để trả lời răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Có thể kể đến như: Chất lượng mô răng còn lại, kỹ thuật tái tạo răng, thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng hay vị trí răng có chịu lực ăn nhai lớn hay không,… Do đó không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi “răng đã lấy tủy có thể tồn tại bao lâu?“
Nguyên nhân là do tủy răng có vai trò duy trì sự sống cho răng. Tủy răng nằm bên trong răng là mô chứa các mạch máu và thần kinh. Chức năng của tủy là nuôi dưỡng, cảm nhận cho răng trong quá trình ăn nhai. Vì vậy,khi răng bị lấy tủy (nội nha) rồi sẽ không có được độ chắc khỏe và bền vững như lúc ban đầu.

Một răng được lấy tủy (nội nha hay điều trị tủy rồi) và đã trong tình trạng vỡ lớn không có khả năng tái tạo lại để thực hiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Bạn nên xem xét đến phòng khám nha khoa uy tín để các Bác sĩ chuyên môn đánh giá. Có thể nhổ sớm để trồng lại răng vào vị trí đó.
Việc duy trì răng đã lấy tủy không còn chức năng (vỡ, gãy, không thể tái tạo). Cân nhắc nhổ sớm để hạn chế ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai sau này và dễ dàng vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Nhổ răng đã lấy tủy có đau không? Và vì sao?
Như câu trả lời phần trên là nhổ răng đã lấy tủy có đau hay không phụ thuộc vào chuyên môn Bác sĩ và trang thiết bị phục vụ cho việc nhổ răng. Nếu đáp ứng được hai yếu tố chính trên, việc nhổ răng sẽ hoàn toàn không gây đau nhức, khó chịu.
Có thể bạn đã biết răng đã lấy tủy là rút đi thần kinh và mạch máu bên trong của răng. Tuy nhiên, việc nhổ bỏ đi chiếc răng đã lấy tủy này vẫn sẽ gây đau khi không gây tê đúng cách.
Nguyên nhân là do nhổ răng đã lấy tủy rồi vẫn phải tác động một lực trực tiếp lên xương hàm (xương ổ răng). Mặc dù, tủy đã được loại bỏ, nhưng răng vẫn còn dính chắc lại trong xương hàm và được nướu phủ bên trên. Chính vì vậy, khi tiến hành nhổ răng đã lấy tủy này, bạn có thể vẫn bị đau nhức khi không được gây tê đúng và đầy đủ.
Nhổ răng đã lấy tủy có an toàn không, có biến chứng không?
Nhổ răng nói chung là một thủ thuật trong nha khoa tương đối đơn giản và mang tính an toàn khi kiểm soát tốt các bệnh lý toàn thân và bệnh lý tại chỗ (vị trí nhổ răng). Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào bạn cũng có thể tiến hành nhổ răng ngay.
Mà còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, những người nên nhổ răng là có thể là: những người có răng bị sâu mất mô răng nhiều, răng bị lung lay không có khả năng giữ lại. Người có răng khôn (răng số 8), mọc ngầm, kẹt, nghiêng lệch,… ảnh hưởng đến chức năng ăn uống và vệ sinh răng miệng thì nên nhổ.
Khi tiến hành nhổ răng đã lấy tủy có an toàn không? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù đơn giản nhưng đôi khi vẫn xảy ra một vài biến chứng khi nhổ răng.
Một số biến chứng khi nhổ răng có thể xảy ra gồm:
Chảy máu sau nhổ răng kéo dài không hết chảy máu
Chảy máu sau nhổ răng: đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, chảy máu sau nhổ răng có thể diễn ra trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tiếng. Bạn được dặn dò chi tiết và và thực hiện cầm máu tại chỗ ngay sau nhổ.

Nếu sau khoảng 1 ngày (24 giờ), máu tại chỗ nhổ răng không cầm lại (vẫn chảy) thì hãy liên hệ với bác sĩ tại nha khoa bạn đã nhổ để có được những thông tin cũng như cách giải quyết đến từ chuyên môn của Bác sĩ.
Nguy cơ nhiễm trùng sau nhổ răng
Nhiễm trùng sau nhổ răng biểu hiện cơ bản là sưng và đau nhức nhiều ngày tại vị trí răng đã nhổ.
Nguyên nhân nhiễm trùng sau nhổ răng có thể xuất phát từ việc không đảm bảo vô trùng tốt trước và trong khi nhổ. Dụng cụ chưa được tiệt trùng tốt hoặc thao tác nhổ chưa đảm bảo nguyên tắc vô trùng.
Nguy cơ đau khớp thái dương hàm hai bên sau nhổ răng
Đau khớp hàm hai bên sau nhổ răng có thể biểu hiện qua dấu hiệu khít hàm (bạn có thể không há được to miệng như bình thường), kèm cảm giác đau vùng khớp (gần tai).

Nguyên nhân gây ra đau khớp vùng tai sau nhổ răng có thể do thao thác hơi mạnh tay gây áp lực lên vùng khớp, mà trong lúc nhổ thì không đau do tác dụng của thuốc tê nên bạn không cảm thấy đau trong khi nhổ. Một số răng hàm rất cứng chắc nên Bác sĩ đôi khi phải sử dụng lực mạnh để có thể lấy răng ra hết hoàn toàn.
Tóm lại “Nhổ răng có an toàn không? và nhổ răng có biến chứng không?”
Cơ bản là nhổ răng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe toàn thân cũng như tại chỗ nhổ một cách nghiêm trọng, có thể sau nhổ bạn có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc chảy máu mức độ ít và cầm máu sau 24-48 giờ.
Nhổ răng đã lấy tủy? Tại sao phải nhổ? Nguyên nhân phải nhổ răng đã lấy tủy?
Dưới đây là hai nguyên nhân chính có chỉ định nhổ răng sau khi điều trị tủy (răng sau khi nội nha) có thể kể đến là:
- Răng điều trị tủy thất bại:
- Lấy tủy răng chưa sạch hết tủy viêm, tủy nhiễm trùng.
- Răng bị vỡ sâu dưới nướu, thủng sàn tủy, sai lệch đường ống tủy,…
- Răng bị vỡ lớn, gãy, tét,… không còn khả năng tái tạo và phục hồi lại được
Tóm lại nhổ răng đã lấy tủy có đau không?
Tóm lại, nhổ răng đã lấy tủy có đau không thì xin khẳng định là có khi không gây tê và khi không được thực hiện đúng quy trình nhé. Trái lại nhổ răng đã lấy tủy được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn giỏi tiến hành nhổ răng theo đúng quy trình, cùng với hệ thống trang thiết bị cao cấp thì sẽ hoàn toàn không đau.

Để được hỗ trợ tốt nhất: Trao đổi trực tiếp với mình qua Facebook nhé !!
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ ? Đừng quên đánh giá bài viết, bấm like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Răng lấy tủy rồi, mình bọc sứ hay trám lại được k ?
được bạn Hiếu nha, trường hợp bọc sứ lại hoặc trám tái tạo lại sau đó răng tiếp tục vỡ hay gãy không còn khả năng phục hồi lại (cái này phải được Bs khám trực tiếp đánh giá), thì có chỉ định nhổ khi không còn sử dụng đc nữa.
Lấy tủy răng có đau không Bs ơi, em bị sâu cái răng phía trong mà sợ chưa dám đi khám?
Lấy tủy răng nếu có đau Bs sẽ gây tê cho bạn nhé. Mai bị sâu răng thì tranh thủ khám và điều trị sớm để lâu có thể điều trị phức tạp và tốn chi phí hơn đấy.
Vâng, để em tranh thủ. Em cảm ơn ạ !!