Khô miệng – chẩn đoán và điều trị khô miệng – Phần 1

0
2597
kho-mieng-nguyen-nha-va-dieu-tri-nvchsare-3

Khô miệng là một biểu hiện thường gặp ở người lớn tuổi. Về khô miệng có 2 phần, Phần 1 nói về Chẩn đoán, định nghĩa, khô miệng là gì, nguyên nhân và ảnh hưởng của khô miệng. Phần 2 nói về điều trị khô miệng

Khô miệng là gì ?

Có một số nhầm lẫn về định nghĩa khô miệng trong Y Văn. Bởi vì các thuật ngữ “khô miệng” (xerostomia) và “giảm chức năng tuyến nước bọt” (SGH) đã được sử dụng thay thế cho nhau. Liên quan đến những than phiền chủ quan và các khía cạnh khách quan của tình trạng miệng bị khô.

Khô miệngtriệu chứng chủ quan của tình trạng miệng bị khô (điều này có thể là kết quả của sự thay đổi chất lượng nước bọt).Đó là một đánh giá chủ quan thông qua việc đặt câu hỏi trực tiếp cho từng cá nhân.

Mặt khác, dấu hiệu khách quan của tình trạng miệng bị khô là giảm chức năng tuyến nước bọt trong đó lượng nước bọt được sản xuất ít đi. Điều này có thể xác định bằng cách đo định lượng nước bọt.

Đánh giá “khô miệng”

Xác định dịch tễ học (điều tra trong cộng đồng) để nghiên cứu về khô miệng phức tạp là do:

  1. Định nghĩa khô miệng không rõ ràng.
  2. Các phương pháp đo tình trạng miệng bị khô khác nhau.
  3. Mẫu nghiên cứu được sử dụng thường là những người lớn tuổi sống trong viện dưỡng lão. Họ thường xuyên dùng nhiều loại thuốc, điều này có thể tác động đến kết quả nghiên cứu.

Khô miệngcảm giác chủ quan, do đó phải được sử dụng các câu hỏi để đánh giá khô miệng. Các triệu chứng chủ quan của khô miệng có thể được đo bằng 2 bảng câu hỏi:

  1. Bảng câu hỏi đơn giản: ví dụ “Ông/bà có cảm thấy khô miệng ?”

Cách này hạn chế trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọngcác dạng của khô miệng. Hơn nữa, người trả lời rất có thể tự hỏi liệu câu hỏi có nhắm vào “bây giờ”, hoặc “thường xuyên” hay không.

Một ví dụ tốt hơn của câu hỏi đơn giản là “Ông/bà thường cảm thấy bị khô miệng như thế nào?”, với một loạt câu trả lời từ “không bao giờ” đến “luôn luôn”. Câu hỏi này có giá trị trong đánh giá khô miệng, thang đánh giá gợi ý.

  1. Bảng câu hỏi phức tạp, bao gồm:
    • Nhóm các câu hỏi: một danh sách các câu hỏi có câu trả lời “Có/không”.
    • Thang đánh giá gợi ý: là một loạt các câu hỏi chi tiết hơn. Ví dụ, Bảng đánh giá khô miệng gồm 11 câu hỏi (mỗi câu trả lời được đưa ra một giá trị số khác nhau, từ 1-5 theo mức độ nghiêm trọng của nó).

Cho đến nay, nghiên cứu thường sử dụng bảng câu hỏi phức tạp (2) để đánh giá cảm giác chủ quan của tình trạng khô miệng trên mỗi cá nhân.

Tham khảo Bảng câu hỏi của W.M. Thomson trong The Xerostomia Inventory: a multi-item approach to measuring dry mouth, nếu bạn là một người thích nghiên cứu“.

Đánh giá “giảm chức năng tuyến nước bọt” dẫn đến khô miệng

Như đã nói, “giảm chức năng tuyến nước bọt – SGH” là một dấu hiệu khách quan có thể đo được trên lâm sàng.

Nước bọt bình thường được tiết ra từ 0,5 đến 1,5 lít mỗi ngày. Các tuyến nước bọt phụ đóng góp vào 10% lưu lượng nước bọt. Ba tuyến nước bọt chính đóng góp tới 90% tổng lưu lượng nước bọt (salivary flow) là:

  1. Tuyến nước bọt mang tai.
  2. Tuyến dưới hàm.
  3. Tuyến dưới lưỡi.

Các dịch tiết của các tuyến mang tai góp phần chủ yếu vào nước bọt được tiết ra do kích thích. Đó là nước bọt tiết ra trong miệng khoảng 2 giờ mỗi ngày cho chức năng tiêu hóa

Các tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi  (submandibular and sublingual glands) khi đóng góp chính vào lưu lượng nước bọt không kích thích. Đó là nước bọt hiện diện trong miệng phần lớn trong ngày để bôi trơn và bảo vệ niêm mạc miệng.

Để đánh giá “Giảm chức năng tuyến nước bọt” có thể được ước tính bằng cách đo lượng nước bọt khi kích thích hoặc không kích thích.

  • Đo nước bọt khi kích thích thường đạt được bằng cách sử dụng axit citric hoặc nhai một miếng parafin.
  • Đo lưu lượng nước bọt Không kích thích được đánh giá qua biểu hiện lâm sàng.

Tổng lưu lượng nước bọt thường được sử dụng kỹ thuật nhổ “spit technique” là một phương pháp thiết thực để thu thập nước bọt.

Tổng lượng nước bọt khi không kích thích <0,1 ml/phút hoặc lượng nước bọt kích thích <0,5 ml/phút được coi là ít hơn bình thường.

kho-mieng-la-gi-chan-doan-nguyen-nha-va-dieu-tri-nvchsare - salivary measurements
Định lượng nước bọt – sử dụng máy đo độ ẩm trong miệng, định lượng nước bọt khi kích thích và không kích thích – nvcshare – nguồn: Internet

Một số kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân bị khô miệng

Một số nghiên cứu cho rằng tất cả những người bị khô miệng có “giảm chức năng tuyến nước bọt” và ngược lại.

Trong một số nghiên cứu tổng quan hệ thống tỉ lệ “khô miệng” dao động từ 8 đến 42% trong khi tỷ lệ “giảm chức năng tuyến nước” bọt dao động từ 12 đến 47%.Tỷ lệ có cả hai chỉ khoảng 2 đến 6%.

Tương tự như vậy, trong một nghiên cứu dọc ở 700 người lớn tuổi ở Nam Úc, tỉ lệ khô miệng là 21%. Tỷ lệ giảm chức năng tuyến nước bọt là 22%. Nhưng chỉ có 6% số người tham gia có cả hai tình trạng trên.

Mặc dù tuổi tác được cho là không có tác động đáng kể đến lưu lượng nước bọt nhưng khô miệng lại xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi điều này có thể do sử dụng nhiều dược phẩm kết hợp với việc gia tăng các bệnh lý toàn thân.

Ở người lớn tuổi khô miệng có một sự khác biệt về giới tính trong đó khô miệng ở Nam chiếm 10 đến 26% thấp hơn so với nữ là 10 đến 33%.Tuy nhiên không có sự khác biệt giới tính rõ ràng ở người trẻ.

Điều này gợi ý rằng có thể có một số thay đổi liên quan với thời kỳ mãn kinh dẫn đến khô miệng xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi nhiều hơn.

khô miệng
Hình ảnh môi khô, nứt, trên người lớn tuổi – nvcshare – nguồn: Internet

Nguyên nhân khô miệng và cơ chế gây bệnh

Nguyên nhân phổ biến của khô miệng là:

  • Thuốc gây khô miệng: nguyên nhân phổ biến nhất, những nhóm thuốc kháng cholinergic, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc ảnh hưởng lên hoạt động giao cảm,… tác động lên sự kiểm soát thần kinh của các tuyến nước bọt.
  • Xạ trị do ung thư vùng đầu cổ: gây hại cho tế bào tuyến nước bọt
  • Các bệnh lý toàn thân “systemic diseases” như:
    • Đái tháo đường, suy thận mãn tính,… có thể dẫn đến mất nước  và gây ra miệng khô.
    • Sarcoidosis, Viêm gan siêu vi C, hội chứng Sjogren’s,… gây ra rối loạn chức năng tuyến nước bọt gây khô miệng

Ngoài ra, có những nguyên nhân sinh lý của khô miệng như lo âu, thở miệng và bất sản tuyến nước bọt. (hiếm) “salivary gland agenesis

Chức năng của Nước bọt ảnh hưởng đến khô miệng như thế nào?

Ở người lớn khỏe mạnh, nước bọt được sản xuất hàng ngày lên đến 0.5 – 1,5 lít. Chức năng nước bọt có thể phân thành 5 loại lớn nhằm duy trì sức khỏe răng miệng và tạo ra cân bằng sinh thái:

  1. Bôi trơn và bảo vệ niêm mạc miệng
  2. Tác dụng đệm (trung hòa tính acid trong thức ăn) và làm sạch
  3. Duy trì tính toàn vẹn của răng
  4. Hoạt động kháng khuẩn
  5. Vị giác và tiêu hóa

Chẩn đoán khô miệng trên lâm sàng

Như đã đề cập, khô miệng có cả yếu tố chủ quan (khô miệng) và khách quan (giảm chức năng tuyến nước bọt), được đánh giá bằng bảng câu hỏi và các phép đo nước bọt tương ứng. Không thể thể chẩn đoán tình trạng khô miệng bằng cách chỉ nhìn hình ảnh của lưỡi.

Người ta khuyến cáo rằng việc chẩn đoán chính xác của khô miệng cần khám lâm sàng khoang miệng, cùng với đo nước bọt. Dựa vào 2 bảng tóm tắt dưới đây để xem xét tình trạng bệnh lý khô miệng của bản thân và đưa ra quyết định đi khám:

Bảng 1 tóm tắt Nguyên nhân gây khô miệng – theo J. Guggenheimer

  1. Thuốc gồm một số loại như:
    • Kháng histamin.
    • Thuốc hạ huyết áp
    • Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc giảm đau.
    • Thuốc kháng cholinergic
    • Thuốc chống loạn thần – Antipsychotics
    • Thuốc giãn cơ
    • Thuốc lợi tiểu và Thuốc chống co giật,…
  2. Hội chứng Sjogen’s: Nguyên phát hoặc thứ phát
  3. Bệnh lý mô liên kết
    • Viêm khớp dạng thấp
    • Lupus hệ thống, Sclerosis hệ thống.
    • Bệnh mô liên kết hỗn hợp
  4. Bệnh lý khác: xạ trị, viêm gan mạn tính, HIV, chạy thận nhân tạo, rối loạn ghép và thải ghép mô, đái tháo đường, lo âu, trầm cảm,…
kho-mieng-la-gi-chan-doan-nguyen-nha-va-dieu-tri-nvchsare-Erythematous-tongue-cadida
Lưỡi đỏ, có nhiều giả mạc màu trắng trên bệnh bệnh nhân nhiễm nấm Cadida, niêm mạc lưỡi khô – nvcshare

Bảng 2 các dấu hiệu và triệu chứng của khô miệng – theo Soto-Rojas and Kraus

Dấu hiệu của khô miệng

  • Khô, nứt, bong tróc môi, lưỡi khô và thô
  • Các vết nứt ở khóe miệng
  • Sâu răng ở cô răng hoặc những chỗ không điển hình (như cạnh cắn hoặc đỉnh múi răng)
  • Mòn răng
  • Lưỡi đỏ
  • Sưng các tuyến nước bọt
  • Viêm đỏ niêm mạc
  • Nhiễm nấm Candida trong miệng
  • Loét miệng thường xuyên

Triệu chứng của khô miệng

  • Khó nuốt trong khi nhai thức ăn khô
  • Nhạy cảm với thức ăn cay
  • Thay đổi vị giác, mặn, đắng và có vị kim loại trong miệng
  • Cảm giác nóng rát
  • Mất hoặc giảm cảm giác vị giác
  • Đau trong tuyến nước bọt
  • Ho kéo dài
  • Rối loạn giọng nói khó nói
  • Tăng lượng chất lỏng nạp vào
  • Khó chịu về đêm
 kho-mieng-la-gi-chan-doan-nguyen-nha-va-dieu-tri-nvchsare-sau-co-rang
Hình ảnh sâu răng vùng cổ răng trên bệnh nhân khô miệng – nvcshare – chẩn đoán khô miêng – nguyên nhân khô miệng

Điều trị khô miệng

Link: Phần 2: Điều trị và phòng ngừa khô miệng. Bạn bấm vào đây để xem tiếp.

Thuật ngữ khô miệng | Tiếng anh chuyên ngành Răng Hàm Mặt

  1. Xerostomia: khô miệng
  2. Salivary gland hypofunction: (SGH) giảm chức năng tuyến nước bọt
  3. Sialometry: đo định lượng nước bọt
  4. Saliva: nước bọt
  5. Salivary glands: Tuyến nước bọt (chính)
  6. Parotid: Tuyến nước bọt mang tai
  7. Minor salivary glands: Tuyến nước bọt phụ
  8. Lubricate: bôi trơn
  9. Oral mucosa: niêm mạc miệng
  10. Prevalence: sự phổ biến
  11. Menopause: thời kì mãn kinh
  12. Sympathomimetic: giao cảm
  13. Diuretic effect: gây lợi tiểu (tăng thải chất lỏng) 
  14. Irradiation for malignant tumours: Xạ trị khối u ác tính
  15. Chronic renal failure: suy thận mạn tính
  16. Diabetes mellitus: đái tháo đường
  17. Dehydration: mất nước
  18. Salivary gland agenesis: bất sản tuyến nước bọt
  19. Depression: trầm cảm
  20. Buffering: tác dụng đệm
  21. Tooth integrity: sự toàn vẹn của răng
  22. Neutralises: trung hòa
  23. The oral-health-related quality of life (OHRQoL): chất lượng Cuộc sống liên quan đến Sức khỏe răng miệng.
  24. Sedative: thuốc an thần
  25. Rheumatoid Arthritis: Viêm khớp dạng thấp
  26. Graft vs Host disease: rối loạn ghép và thải ghép
  27. Renal Dialysis: chạy nhận nhân tạo
  28. peeling lips: bong tróc môi
  29. Coughing episodes: ho kéo dài
  30. Nocturnal discomfort: khó chịu về đêm

5/5 - (3 bình chọn)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ ? Đừng quên đánh giá bài viết, bấm like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây