
Gãy Lefort là gì? Phân loại kiểu gãy Le fort I (Le-fort 1), Le fort II (Lefort 2), Lefort III (Lefort 3) được chẩn đoán như thế nào qua các đặc điểm lâm sàng các đường gãy? Chúng ta cùng tham khảo bài tổng hợp mới cập nhật dưới đây:
Tóm Tắt Nội Dung
- ✅ Gãy Lefort là gì? Lefort 1 – Lefort 2 – Lefort 3
- ✅ Đặc điểm của gãy Lefort
- ✅ Phân Loại gãy Lefort:
- Phân loại gãy Lefort bổ sung (le fort 1 – le fort 2 – le fort 3)
- ✅ Tóm Lại các kiểu gãy Lefort
- ✅ Đặc điểm cấu tạo của xương hàm trên
- Phân loại của gãy xương hàm trên
- Gãy XH trên một phần
- Gãy toàn bộ xương hàm trên
- Phân loại gãy dọc xương hàm trên
- Phân loại gãy ngang xương hàm trên (hay còn gọi là gãy Le Fort – gãy Lefort)
- Gãy Le Fort I (gãy Lefort 1 hay còn gọi là gãy Guérin – gãy kiểu hàm giả)
- ✅ Gãy Le Fort II (gãy Lefort 2 hay gãy tách rời sọ mặt giữa, gãy dưới xương gò má)
- Gãy Le Fort III (gãy Lefort 3 hay gãy tách rời sọ mặt cao, đường gãy trên xương gò má)
- Dấu hiệu lâm sàng gãy ngang xương hàm trên (gãy lefort):
- Điều trị gãy lefort (điều trị gãy ngang xương hàm trên):
✅ Gãy Lefort là gì? Lefort 1 – Lefort 2 – Lefort 3
Le Fort là người đầu tiên nghiên cứu và đưa ra phân loại chấn thương tầng mặt giữa với các đường gãy Le-fort I, gãy Le-fort II và gãy Le-fort III vào năm 1890 nên người ta sử dụng thuật ngữ “gãy Le fort“ là để nói về các kiểu gãy ngang toàn bộ tầng mặt giữa, cụ thể là xương hàm trên.
Gãy Le-fort I, Gãy Le-fort II và Gãy Le-fort III – Nguồn: Internet

✅ Đặc điểm của gãy Lefort
Le Fort nghiên cứu các đường gãy được thực nghiệm trên sọ của xác chết và ông tìm ra được ba mặt phẳng yếu nhất ở khối sọ mặt, tương ứng với ba nơi gãy thường xảy ra nhất của tầng mặt giữa:
- Mặt phẳng đi ngang xương hàm trên
- Mặt phẳng dưới cung gò má, nhìn phía trước dạng hình tháp
- Một mặt phẳng đi ngang qua vùng ngăn cách giữa sọ não và mặt.
✅ Phân Loại gãy Lefort:
Các đường gãy lefort nằm trên các vùng yếu của cấu trúc xà và trụ của tầng mặt giữa, với các đặc điểm tương ứng với các mặt phẳng yếu nhất hình thành các kiểu gãy Le fort I, II, III
-
-
Gãy Le fort I = Lefort 1:
-

- Vị trí: Gãy Le fort I là đường gãy nằm ở ngang Xương H trên, phía trên mào xương ổ răng, đến nền mũi
- Đường đi: Đường gãy Le-fort I bắt đầu từ phần trung tâm của bờ dưới hốc mũi đi ra phía sau, phần đường gãy phía sau này nằm dưới trụ gò má. Đi ra sau đến 1/3 dưới của chân bướm (Chân bướm chia 3 phần, đường gãy nằm ở 1/3 dưới – xem hình).
- Đặc điểm: Đường gãy Le fort I làm tách rời toàn bộ xương hàm trên (dĩ nhiên phần này chứa luôn toàn bộ các răng của hàm trên) ra khỏi phần xương hàm trên còn lại (phía trên).
-
Gãy le fort 1 Tên gọi khác: Chính vì phần gãy rời ra này giống như một hàm giả tháo lắp toàn hàm trên, nên có tên gọi khác là “gãy kiểu hàm giả” (còn gọi là gãy Guérin.)
-
Gãy Lefort II = Lefort 2
-
- Vị trí: gãy Le-fort II nằm ở khớp trán mũi, ra sau nằm dưới trụ gò má
- Đường đi: Đường gãy Le-fort II bắt đầu ở khớp trán mũi (phía trước) đi ra hai bên và xuống dưới theo đường cắt ngang qua phần dưới của ổ mắt (sàng ổ mắt) và mặt trước xương hàm trên (đặc điểm này phân biệt với gãy Le fort III – xem hình để hiểu hơn). Đi xuống dưới và ra phía sau, cắt ngang xoang hàm trên. Ra sau nữa (đường gãy dưới trụ gò má) đến 1/3 giữa chân bướm phía sau.
Gãy Lefort II- Nguồn: Internet - Đặc điểm: Nhìn từ phía bên đường gãy đi từ trước ra sau và xuống dưới, đi theo một mặt phẳng xiên, tách khối xương gãy phía trước hình tháp ra khỏi vùng sương sọ phía trên.
- Tên gọi khác: Gãy Le-fort II còn gọi là gãy “khối tháp” (pyramidal fracture) hay “gãy tách rời sọ – mặt thấp”.
-
Gãy Lefort III = Lefort 3
-
- Vị trí: gãy Lefort III gồm 3 đường gãy liên tiếp và 1 đường gãy độc lập chia tách rời khối xương mặt ra khỏi nền sọ.
- Đường đi:
- Thứ nhất là 3 đường liên tiếp:
- Đường 1: Bắt đầu cũng từ khớp trán mũi (giống Lefort II) ra hai bên đến bờ trong khe ổ mắt trên, đường này không cắt phần bờ dưới ổ mắt (mặt trước xương hàm trên như gãy Le fort II) mà đi ngang ổ mắt ra ngoài.
- Đường 2: tiếp theo đường 1 ra hai bên phía, đường gãy ra phía ngoài chia cắt bờ ngoài ổ mắt (chỗ nối giữa xương gò má và xương trán), sau đó vòng ra phía sau nôi với đường 3
- Đường 3: tiếp theo đường 2 đi vào trong và ra sau tách rời toàn bộ phần trên là sọ và phần dưới là xương lá mía, mảnh đứng xương sàng, chân bướm (phần phía trên sát với sàng sọ).
Gãy Lefort III- Nguồn: Internet
- Thứ 2 là 1 đường độc lập: vị trí gãy ngay tại cung tiếp rời 2 xương gò má và xương thái dương (chỗ nối của mỏm thái dương của xương gò má và mỏm gò má của xương thái dương)
- Lưu ý: Các đường gãy 1,2 và 3 thực chất chỉ là một đường gãy, nhưng do gián đoạn bởi các cấu trúc giải phẫu đường gãy đi qua nên được mô tả độc lập dể dễ hình dung. Đường gãy độc lập tại cung tiếp vẫn có thể xem là đường gãy liên hợp với các đường gây trên, phân cách bởi hổ thái dương.x`
- Thứ nhất là 3 đường liên tiếp:
- Đặc điểm: Gãy Le-fort III là loại ngãy nghiêm trọng nhất của tầng mặt giữa. Cả khối mặt bị gãy tách rời khỏi phần sọ não. Tổn thương trong gãy Le fort III luôn luôn phối hợp với thương tổn các cấu trúc khác: mô mềm, mạch máu,… thậm chí có liên quan đến tổn thương sọ não, đặc biệt là vỡ sàng sọ trước gây ảnh hưởng trầm trọng đến não trước.
Phân loại gãy Lefort bổ sung (le fort 1 – le fort 2 – le fort 3)
Phân loại gãy Le-fort trên mặc dù là phân loại có giá trị, dễ hiểu và dễ nhớ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhược điểm, do tác giả Lefort chỉ phân tích các hình thể gãy dựa trên thực nghiệm bằng cách tác động lực (đập) lên các khối xương sọ khổ.
Trên thực tế, lực tác động làm gãy xương tầng mặt mặt giữa rất phức tạp và đa dạng về phương diện cường độ và hướng tác động của lực. Do đó, các hình thái gãy Le fort điển hình không còn hoàn toàn chính xác trên lâm sàng nữa.
Khảo sát trên 43 trường hợp gãy tầng mặt giữa (1987) trên lâm sàng. Do Klotch và Gililand thực hiện, họ nhận thấy chỉ có 15 trường hợp gãy Le-fort điển hình. Sự phối hợp giữa các đường gãy Le fort I, Lefort II và Le fort III với nhiều kiểu gãy phức tạp khác nhau.
Ví dụ gãy gãy Lefort nhưng hai bên lại khác nhau: một bên gãy Le-fort I và bên kia gãy Le-fort II, hoặc một bên gãy Le fort II và bên kia là gãy III,… là những trường hợp không được tác giả Lefort nhắc đến.
Hoặc gãy dọc một phần hay toàn bộ xương hàm trên phối hợp cũng không có trong phân loại gãy Le fort nói trên. Do đó, một số tác giả đã đề nghị những phân loại gãy khác nhau để bổ sung cho phân loại của Lefort.
Wassmund (1927) đề nghị một phân loại gồm 4 nhóm:
- Wassmund I: Gãy sâu ở trung tâm tầng mặt giữa. Đường gãy đi dưới xương mũi (giữa), từ phần của trên hố lệ, ngang mào lệ đến bờ trong ổ mắt. Phần còn lại, đường gãy tương tự đường gãy Le-fort II.
- Wassmund II: Gãy cao ở trung tâm tầng giữa mặt. Đường gãy hoàn toàn tương tự như đường gãy Le fort II.
- Wassmund III: Gãy sâu ở tầng giữa mặt. Phần trước đường gãy giống với phần trước đường gãy Wassmund I (đã mô tả trên). Phần sau đường gãy tương tự với đường gãy Le fort III.
- Wassmund IV : Gãy cao ở tầng giữa mặt. Đường gãy này tương từ đường gãy Lefort III
Phân loại của Wassmund trên thực tế lại ít được nhiều nhà lâm sàng sử dụng, số ít đặc biệt là được Schwenzer sử dụng phân loại Wassmund, kết hợp trong một phân loại của mình.
Schwenzer ( năm 1967) tổng hợp các phân loại gãy xương của Lefort ( năm1890), của Wassmund (năm 1927), của McIndoe (năm 1941) và đưa ra một phân loại mới, phân loại về gãy tầng giữa mặt gồm ba khu vực chính. Mỗi khu vực lại có nhiều nhóm và phân nhóm. Trong đó, phần mỏm vẹt và lồi cầu xương hàm dưới cũng được xếp loại trong phân loại này.
- Gãy khu vực trung tâm tần giữa mặt bao gồm các nhòm:
- Gãy xương ổ răng hàm trên.
- Gãy Le-fort I.
- Gãy dọc giữa hoặc dọc bên XH trên .
- Gãy dọc giữa hoặc dọc bên XH trên.
- Gãy Lefort II.
- Gãy Wassmund I.
- Gãy xương mũi và phức hợp mũi sàng.
- Gãy khu vực trung tâm – bên tần giữa mặt bao gồm 3 nhóm và 4 phân nhóm phụ
- Gãy Le-fort III (hay Wassmund IV).
- Gãy Wassmund III.
- Gãy phối hợp, bao gồm 4 phân nhóm phụ:
- 1/Gãy phối hợp Lefort I, II và III.
- 2/Gãy phối hợp Lefort II bên trái và III bên phải (hoặc ngược lại).
- 3/Gãy phối hợp Lefort I và phức hợp gò má.
- 4/Gãy phối hợp Lefort I, II và dọc xương hàm trên.
- Gãy bên tầng giữa của mặt bao gồm 4 nhóm:
- Gãy gò má
- Gãy cung tiếp
- Gãy gò má hàm trên: Đường gãy bao gồm xương gò má và một phần xương hàm trên, có thể có cả phần xương ổ răng.
- Gãy gò má hàm dưới: Bao gồm đường gãy phối hợp xương gò má và gãy lồi cầu hoặc vùng mỏm vẹt xương hàm dưới.
✅ Tóm Lại các kiểu gãy Lefort
Phân loại của Schwenzer (năm 1967) đã đề cập khá chi tiết và đầy đủ các trường hợp gãy trên lâm sàng còn thiếu trong phân loại các kiểu gãy Le fort. Tuy nhiên, sự phối hợp các đường gãy Le-fort I, gãy Le fort II, và gãy Le-fort III không thể có trên lâm sàng. Vì lực tác động mỗi lần không thể đồng thời gãy cả Lefort I, II và III được.
Trong những trường hợp lực tác động hai lần, giả sử lần thứ nhất gây gãy Le-fort II. Thì lực tác động lần thứ hai chỉ có thể làm di lệch thêm phần xương bị gãy ra sau thêm hoặc làm gãy thêm xương gò má một hoặc hai bên.
Schewenzer còn bổ sung thêm phân loại gãy gò má vào gãy bên của khối mặt trong phân nhóm gãy tầng mặt giữa và đưa nhóm gãy xương gò má và gãy xương hàm dưới vào gãy bên. Điều này được nhiều tác giả thực sự cho là chưa hợp lý.
Một số tác giả đã đề nghị phân loại riêng cho gãy phức hợp gò má và gãy vùng lồi cầu do tính chất đặc thù riêng về cơ chế lực gây chấn thương, về hình thái di lệch và về biểu hiện lâm sàng.
Tóm lại Phân loại gãy Lefort là phân loại gãy xương cơ bản nhất, dễ hình dung nhất trong tất cả những phân loại gãy xương tầng giữa mặt. Nhưng phải luôn nhớ một điều, chấn thương vùng hàm mặt gây ra tổn thương rất phức tạp và đa dạng, các kiểu gãy phối hợp lẫn nhau. Do đó, nên xét từng vị trí, từng bên, cấu trúc có liên quan,… để đưa ra chẩn đoán đầy đủ nhất.
Bài tổng hợp từ giáo trình “Chấn Thương Hàm Mặt” ĐH Y Dược. Hình ảnh được sưu tầm từ Internet nhằm giúp bạn đọc hình dung dễ hơn.
Chấn thương vùng hàm mặt được báo cáo gần đây có tỉ lệ gia tăng. Trước kia, trong những cuộc chiến tranh, vết thương vùng hàm mặt chiếm khoảng 8-11% tổng số những vết thương. Thì chấn thương gãy vùng xương hàm dưới chiếm nhiều gấp 2.5-3.5 lần gãy vùng xương hàm trên. Ngày nay sự phát triển của giao thông đường bộ đã làm gia tăng tỉ lệ chấn thương vùng hàm mặt.
✅ Đặc điểm cấu tạo của xương hàm trên
Xương hàm trên gồm hai xương đối xứng nhau và khớp lại tại mặt phẳng dọc giữa. XH trên góp phần chính tạo nên tầng mặt giữa.
Khi chấn thương xảy ra gãy xương hàm trên, thường kèm theo chấn thương các xương ở tầng mặt giữa khác. Ví dụ như gãy xương chính mũi, gãy xương lệ, gãy xương gò má, gãy xương xoăn mũi dưới và gãy xương lá mía,…
XH trên có sự liên quan khá chặt chẽ với hốc mũi, xoang hàm, hốc măt và vùng nền sọ. Do đó khi bị chấn thương, thường sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan giác quan vùng hàm mặt và sọ não.
Xương hàm trên là xương cố định. Nằm ở vị trí mà phía trên là nền sọ và xương mũi. Phía bên trái và phải là xương gò má và cung tiếp của xương thái dương.
Phía dưới là xương ổ răng và xương hàm dưới. Do đó XH trên chỉ bị gãy khi có chấn thương trực tiếp vào tầng mặt giữa với một lực tương đối mạnh.
XH trên là xương xốp và nhiều mạch máu nuôi dưỡng. Do vậy, khi bị gãy xương hàm trên thường chảy máu nhiều, nên cần xử trí cấp cứu. Do nguồn máu tới nhiều nên xương nhanh chóng liền lại khi vỡ.
Phía dưới XHT có răng mọc ra từ xương ổ răng. Răng hàm trên ăn khớp với răng hàm dưới, đây là cơ sở tự nhiên giúp thuận tiện hơn khi nắn chỉnh và cố định xương khi gãy.
Phân loại của gãy xương hàm trên
Gãy XH trên một phần
Gãy xương hàm trên một phần gồm có gãy xương ổ răng, gãy bờ dưới xương ổ mắt, gãy góc trong mắt, gãy vòm khẩu cái.
Gãy toàn bộ xương hàm trên
Gãy toàn bộ XHT gồm có hai loại, gãy dọc và gãy ngang.
Phân loại gãy dọc xương hàm trên
Gãy Lannelogue: đường gãy ở giữa làm tách rời hai khối xương hàm trên. Và làm hai răng cửa giữa bị hở tách ra, niêm mạc vùng khẩu cái bị rách.
Gãy Richet: đường gãy dọc một bên xương hàm trên qua vị trí răng cửa bên hoặc vị trí của răng nanh.
Gãy Bassereau: phối hợp với gãy Lannelogue và gãy Richet chia XH trên thành 3 đoạn theo chiều dọc.
Gãy Huet: đường gãy có hình tam giác, đỉnh là mấu lên của xương hàm trên, hai góc còn lại là vị trí của hai răng nanh.
Gãy Walther: gồm 3 đường gãy dọc. Một đường ở giữa và hai đường kia đi qua vùng răng cối nhỏ thứ nhất hoặc răng cối nhỏ thứ hai. Kết hợp với một đường gãy ngang (Gãy Lefort 1 – gãy Le Fort I).
Phân loại gãy ngang xương hàm trên (hay còn gọi là gãy Le Fort – gãy Lefort)
Gãy Le Fort I (gãy Lefort 1 hay còn gọi là gãy Guérin – gãy kiểu hàm giả)
Đường gãy Lefort 1 xương hàm trên nằm ngang đi từ phần dưới của hốc mũi. Đường gãy đi sang hai bên, phía trên các chóp răng. Đường gãy đi ra phía sau đến lồi củ của XH trên. Chia 1/3 dưới chân bướm, ở giữa đường gãy làm vỡ vách ngăn mũi và 1/3 xương lá mía.

✅ Gãy Le Fort II (gãy Lefort 2 hay gãy tách rời sọ mặt giữa, gãy dưới xương gò má)
Đường gãy của gãy lefort 2 bắt đầu giữa xương chính mũi. Đi qua mấu lên của xương hàm trên đến thành trong của hốc mắt. Gãy có làm tổn thương xương lệ, đường gãy đi vào sàn ổ mắt, bờ dưới ổ mắt. Sau đó, chạy gần (hay ngang qua) lỗ dưới ổ mắt.
Đường gãy tiếp tục đi dưới xương gò má, đi ra lồi củ của xương hàm trên. Đoạn gãy này song song với gãy Le Fort 1 (Lefort I). Ở phía sau gãy 1/3 giữa của xương chân bướm, ở vùng giữa gãy 1/3 xương lá mía.

Gãy Le Fort III (gãy Lefort 3 hay gãy tách rời sọ mặt cao, đường gãy trên xương gò má)
Đường gãy Le-fort 3 bắt đầu ở trên xương chính mũi. Đi ngang (hay trên) chỗ nối khớp xương trán.
Đường gãy tách khớp mũi trán, đi đến mấu lên của Xương HT, đi vào thành trong của ổ mắt. Có tổn thương xương lệ xương lệ. Đường gãy tiếp tục đi đến khe bướm và gãy 1/3 trên của xương chân bướm.
Đường gãy Lefort 3 làm tách rời khớp trán – gò má. làm tách rời cung tiếp – gò má và 1/3 phía trên xương lá mía.

Dấu hiệu lâm sàng gãy ngang xương hàm trên (gãy lefort):
Dấu hiệu lâm sàng gãy le fort I – gãy Lefort 1
Biểu hiện của gãy Lefort 1 trên lâm sàng đa số có những biểu hiện như sau:
- Bệnh nhân có thể choáng nhẹ
- Ăn nhai khó khăn, nuốt bị vướng vì phần gãy bị sa xuống.
- Mặt bị biến dạng: biểu hiện môi trên sưng nề, có thể bầm tím hoặc chảy máu mũi.
- Khám trong miệng: ngách nướu (lợi) bầm tím, sau một vài ngày có thể quan sát thấy xuất huyết (có hình móng ngựa) ở vị trí vòm miệng. Khi cắn hai hàm, khối răng hàm (răng cối phía trong) chạm sớm, hở phía răng cửa.
- Ấn gai mũi trước bệnh nhân đau chói.
- Dấu Guérin (+): ấn vào sau lồi củ xương hàm trên (vùng chân bướm hàm) bệnh nhân cảm thấy đau chói.
- Dùng tay lắc nhẹ cung hàm, sẽ thấy một khối hàm trên di động (dấu hiệu “hàm giả”).
- Trên phim Xquang có đường gãy (phim sọ nghiêng và sọ thẳng).
Dấu hiệu lâm sàng gãy le fort II – gãy Le-fort 2
Biểu hiện của gãy Lefort 2 trên lâm sàng thường có những biểu hiện:
- Bệnh nhân bị choáng.
- Biểu hiện đau dọc theo đường gãy. Vị trí đau nhiều ở gốc mũi, bờ dưới của hốc mắt ( vị trí tiếp giáp với xương gò má)
- Có thể tê mặt, do tổn thương ở lỗ dưới ổ mắt. Có chảy máu mũi.
- Ăn nhai bị vướng và đau.
- Nhìn ngoài mặt thấy xẹp tầng giữa mặt, lý do là khối răng cửa hàm trên bị lún lên trên và bị lùi ra sau.
- Mi dưới bị bầm tím, có chảy nước mắt do ống tị lệ bị chèn ép.
- Khám trong miệng: sai khớp do khối răng cối (răng hàm) bệnh nhân bị đẩy xuống dưới và ra phía sau. Do vậy khi cắn lại, răng cối chạm sớm. Ngách nướu (lợi) vùng răng cối (răng hàm) bị bầm tím, ấn đau.
- Ấn vào góc trong và bờ dưới của hốc mắt, gốc mũi bị đau. Có thể đau khi ấn vào bờ dưới xương gò má và lồi cùng xương HT.
- Trên phim Xquang: sọ thẳng, sọ nghiêng, Hirtz và Blondeau có thể phát hiện thấy đường gãy.
Dấu hiệu lâm sàng gãy lefort III – gãy Le-fort 3
Triệu chứng lâm sàng của gãy Lefort 3 bao gồm:
- Bệnh nhân trong tình trạng choáng nặng
- Biểu hiện đau dọc theo đường gãy (đau ở vị trí khớp trán-mũi, trán-gò má và gò má-cung tiếp)
- Mũi chảy máu, có thể thấy dịch não tủy chảy ra từ mũi (tổn thương sàn sọ)
- Ngoài mặt phù nề, bị bầm tím quanh hốc mắt – dấu hiệu “đeo kính râm”. Nhãn cầu có thể sụp hay lõm tạo ra song thị.
- Khám trong miệng thấy khớp cắn sai: khối răng cối (răng hàm) chạm sớm, cắn hở vùng răng cửa.
- Sờ nắn có thể thấy các đầu xương bị di lệch. Toàn bộ khối xương vùng mặt di động rời so với khối xương sọ.
- Trên phim Xquang: sọ thẳng, sọ nghiêng, Hirtz và Blondeau, cắt lớp vi tính (CT Scan) có thể phát hiện thấy đường gãy.
Điều trị gãy lefort (điều trị gãy ngang xương hàm trên):
Nguyên tắc điều trị gãy lefort:
- Ưu tiên trước tiên là cấp cứu tính mạng bệnh nhân. Chỉ điều trị chuyên khoa khi đã thoát khỏi hẳn tình trạng nguy hiểm.
- Cần điều trị càng sớm, điều trị toàn diện không bỏ sót các thương tổn.
- Điều trị phục hồi tốt chức năng (lưu ý cả chức năng của các giác quan) và thẩm mỹ, ngăn ngừa biến chứng và di chứng có thể xảy ra.
Những bước điều trị gãy le-fort:
1. Sơ cứu gãy lefort
A – Toàn thân:
- Chống choáng: Choáng thường gặp là choáng mất máu và choáng chấn thương. Choáng nặng gặp trong trường hợp chấn thương vùng hàm mặt có kèm theo chấn thương sọ não hoặc đa chấn thương. Điều trị chống choáng tùy theo nguyên nhân gây choáng, cụ thể:
- Làm thông đường thở: loại bỏ dị vật tránh ngạt như dị vật (hàm giả, cục máu đông, răng bị gãy…), tránh lưỡi tụt ra sau, phù nề sàn miệng do máu tụ bằng cách:
- Để bệnh nhân nằm nghiêng: để phòng ngừa máu cục, chất nôn và nước bọt trào vào đường thở.
- Kiểm tra và lấy dị vật ở đường hô hấp
- Kéo lưỡi ra trước có thể thực hiện bằng cách xâu chỉ qua lưỡi và treo, kéo ra trước.
- Cầm máu tại chỗ:
- Chống chảy ở máu mũi: nhét gạc vào mũi cầm máu.
- Khâu thắt mạch máu (có thể thắt động mạch cảnh ngoài khi cần).
- Phòng chống nhiễm trùng: Có thể dùng huyết thanh phòng ngừa uốn ván. Kháng sinh phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng.
- Kháng viêm và giảm đau.
B – Tại chỗ
- Nắn chỉnh: có thể làm bằng tay hoặc bằng cách buộc chỉ thép (qua một nhóm răng) để cố định xương gãy theo khớp cắn.
- Cố định tạm bằng “băng cằm đỉnh” phối hợp với “bằng trán chẩm”.
C- Chuyển bệnh nhân gãy le-fort lên tuyến trên để điều trị tiếp
Nếu bệnh nhân gãy lefort đang ở tình trạng mất tri giác (hoặc tình trạng bị đe doạ tính mạng) thì phải để bệnh nhân ở tư thế nằm sấp. Hoặc nghiêng đầu bệnh nhân trong quá trình vận chuyển. Thường xuyên hút sạch nước bọt làm thông đường thở.
2. Điều trị chuyên khoa
Nắn chỉnh bằng tay hoặc bằng dây thép kéo. Làm máng chỉnh hình cố định buộc chỉ thép vào các răng hai hàm trên và dưới, cột các nút móc Ivy cải tiến và nút liên hoàn Stout kéo chỉnh một cách liên tục bằng cao su. Kéo qua xông Nélaton luồn qua mũi họng. Có thể sử dụng bộ dụng cụ ngoài (Rudko).
Tiến hành phẫu thuật khi xương liền.
Cố định đường gãy bằng cung Ginested hay Tiguerstedt , có thể bằng máng với bộ dụng cụ ngoài.
Phẫu thuật treo xương hàm trên vào xương gò má, cung tiếp trong gãy LeFort 1, gãy Le-
Fort 2 (Phẫu thuật Adams), hoặc có thể treo xương hàm vào mấu mắt ngoài của xương trán trong gãy Le Fort 3 (phẫu thuật Thomas).
Thời gian cố định thông thường là khoảng 15-30 ngày.
Xem thêm: Đánh răng đúng cách…, Chuẩn đoán khô miệng và điều trị, Kiểm soát tiêu chân răng trong điều trị niềng răng, chỉnh nha
Trên đây là bài viết Gãy Lefort là gì? Chẩn đoán và phân loại gãy le fort II, 1 và 3 mong bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích!
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ ? Đừng quên đánh giá bài viết, bấm like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !